THPT12 - Bài 3 - Biểu thức - Chọn ĐT tỉnh
Dữ liệu vào: Standard input
Dữ liệu ra: Standard output
Giới hạn thời gian: 1.0 giây
Giới hạn bộ nhớ: 128 megabyte
Đăng bởi: phanhieubl

Bài 3. (4 điểm) Biểu thức

Cho dãy số A gồm N số nguyên không âm a1, a2,..., aN được viết thành một hàng ngang, giữa hai số liên tiếp nhau có một khoảng trắng, như vậy có tất cả N-1 khoảng trắng.

Hãy tìm cách đặt K dấu cộng và N-1-K dấu trừ vào N-1 khoảng trắng khi viết dãy số A thành một hàng ngang như đã nói trên để nhận được một biểu thức có giá trị lớn nhất.

Ví dụ với dãy số A gồm 5 số nguyên 28, 9, 5, 1, 69 và K = 2 thì cách đặt 2 dấu cộng, 2 dấu trừ tạo thành biểu thức 28+9-5-1+69 có giá trị lớn nhất.

Dữ liệu vào từ tệp văn bản BAI3.INP có cấu trúc:

  • Dòng đầu tiên ghi hai số nguyên dương N, K (K < N);
  • Dòng thứ hai ghi N số nguyên không âm a1, a2,..., aN (aN ≤ 106);
  • Các số trên mỗi dòng được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.

Dữ liệu ra ghi vào tệp văn bản BAI3.OUT một số nguyên là giá trị của biểu thức tìm được theo yêu cầu.

Ví dụ

BAI3.INP

BAI3.OUT

5 2

28 9 5 1 69

100

Ràng buộc:

  • Có 60% số test ứng với 60% số điểm có N ≤ 103 và K = 1;
  • Có 40% số test còn lại ứng với 40% số điểm có  N ≤ 105.
Back to Top